Tiểu luận chuyên ngành Ngôn ngữ học – Đề tài: Bình đẳng giới
Bình đẳng giới tại Việt Nam và trên thế giới đang có những biến chuyển nhất định trong thời gian qua. Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.
Tại sao phải thực hiện bình đẳng giới?
Thực hiện bình đẳng giới là đảm bảo quyền con người. Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Thực hiện bình đẳng giới đem lại lợi ích cho phụ nữ và xã hội
1. Bình đẳng giới trên thế giới
Theo Báo cáo Khoảng cách giới toàn cầu 2020 (Global Gender Gap Report 2020), thế giới cần đến 257 năm để có thể hoàn toàn loại bỏ sự chênh lệch về mặt kinh tế giữa hai giới. Chỉ có 55% phụ nữ từ 15-64 tuổi tham gia vào lực lượng lao động trong khi nam giới chiếm đến 78% và đặc biệt, ở vị trí lãnh đạo cấp cao trên toàn cầu, phụ nữ chiếm ít hơn một phần ba (khoảng 29%). Một con số đáng chú ý đã chỉ ra hiện nay có đến 72 quốc gia không cho phép phụ nữ mở tài khoản ngân hàng hoặc lấy tín dụng.
Phụ nữ và trẻ em gái trên toàn thế giới vẫn phải đối mặt với những vấn đề về bất bình đẳng giới. Cứ 2 giây, một cuộc tảo hôn diễn ra và trở thành một bức tường lớn cản trở những hy vọng và ước mơ của một cô gái trẻ. Sự nghèo đói, thiếu nước, thiếu cơ sở vật chất cơ bản và những sản phẩm vệ sinh phụ nữ đã hạn chế hàng triệu phụ nữ và trẻ em gái trên thế giới được đến trường và đi làm. Tỷ lệ thất nghiệp ở phụ nữ cao hơn nam giới ở mọi khu vực trên thế giới. Điều này thường do thiếu cơ hội giáo dục và đào tạo kỹ năng cho nữ giới, các chuẩn mực xã hội và giới tính không đồng đều và gánh nặng của công việc gia đình lên phụ nữ. vietluanvan123.com
2. Bình đẳng giới ở Việt Nam
Việt Nam đang đứng thứ 87 trên tổng số 153 quốc gia về thu hẹp khoảng cách giới, hiện thu nhập của nữ giới ít hơn trung bình 3 triệu đồng so với nam giới mỗi năm. Tỷ lệ nữ doanh nhân tại Việt Nam chiếm 31,3% trong khi nam giới nắm quyền ở vị trí cấp cao giữ một tỷ lệ vượt trội – 77,6%. Một nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, phụ nữ dành nhiều hơn 14 giờ mỗi tuần so với nam giới để làm việc nhà, chăm sóc con cái và người cao tuổi.
(Nguồn: World Bank Group, World Economic Forum, VCCI)
Những con số trên đã một lần nữa chỉ ra rằng, mặc dù nền kinh tế trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng đang có những bước tiến mạnh mẽ nhưng bình đẳng giới vẫn đang là một vấn đề nhức nhối khi nữ giới đang gặp phải những rào cản nhất định trên con đường phát triển sự nghiệp và còn tồn tại những chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến quyền kinh tế của phụ nữ. vietluanvan123.com
3. Nỗ lực vì mục tiêu “nam nữ bình quyền” của Đảng
Trong suốt hơn 90 năm từ khi thành lập đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm lãnh đạo công tác phụ nữ và thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, được thể hiện xuyên suốt trong các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về công tác quần chúng, công tác vận động phụ nữ, công tác cán bộ nữ.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Nói phụ nữ là nói phân nửa xã hội. Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người. Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa”. Vì vậy, sự nghiệp giải phóng phụ nữ không chỉ là công việc riêng của phụ nữ mà gắn liền với sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
Từ các chủ trương của Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách cụ thể nhằm tạo điều kiện thuận lợi để phụ nữ phát triển và thúc đẩy bình đẳng giới. Việt Nam cũng đã ký kết tham gia Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ (Công ước CEDAW) và đã được từng bước luật hóa trong văn bản pháp luật và các chính sách có liên quan đến bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ, như: Luật Bình đẳng giới; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Luật Hôn nhân và gia đình; Bộ luật Hình sự; Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật,…
Còn tiếp…
Liên hệ nhận bài full tại: vietluanvan123.com
Hotline: 0368.646.211
Email: vietluanvan123.com@gmail.com
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.